(Báo Quảng Ngãi)- Cái cổng thì có gì phải chào? Nhưng phải chào… thua những người chủ trương làm ra nó. Sẽ không có gì để nói về cái cổng chào đang xuất hiện hầu khắp các “thôn văn hóa” hiện nay nếu như những người chủ trương xây cái cổng ấy không quá lãng phí. Đó là cổng chào ở thôn 2, xã Trà Thủy huyện vùng cao Trà Bồng.
Thống kê của xã Trà Thủy cho biết, toàn thôn 2 có 107 hộ với 365 khẩu, trong đó có 57 hộ nghèo với 200 khẩu. Nếu xét dưới góc độ “kế hoạch hóa gia đình” thì sinh đẻ như thôn 2 là quá tốt (bình quân mỗi hộ chưa được 4 khẩu) nhưng xét về chuyện “xóa đói giảm nghèo” thì là không đạt (chiếm trên 50% hộ nghèo). Thực ra 50 hộ “không nghèo” kia chỉ mới là đã “xóa nghèo” nhưng đâu đã giàu có gì.
Người dân trong thôn nghèo đến vậy, nhưng huyện thay vì đầu tư con gà, con bò cho dân để giảm nghèo thì lại mang cả trăm triệu xây cổng chào để “tặng” cho thôn. Xây cổng chào không phải là chuyện không nên làm, vì bây giờ, ở đâu cũng thấy cổng chào để cho đạt tiêu chí của “thôn văn hóa”, nhưng bỏ ra hàng trăm triệu để xây cái cổng “hoành tráng” trong lúc người dân rất cần vốn để đầu tư sản xuất nhằm xóa nghèo thì việc xây cổng như thế, liệu có nên chăng?
Trả lời câu hỏi đó, đại diện cho chủ đầu tư, cũng là cán bộ ngành văn hóa huyện Trà Bồng nói rằng xây cổng chào to như vậy vì người dân thôn 2 có công lớn trong việc bảo tồn và lưu giữ bản sắc văn hóa của đồng bào người Cor ở địa phương. Xây cổng chào lớn ở đây như là một sự tri ân người dân vậy.
Tuy nhiên, lý giải trên không thật thuyết phục. Cổng chào dù to đến đâu thì cũng chỉ làm vui mắt, chứ không thể làm cho đồng bào no cái bụng được. Ở thôn 2 Trà Thủy, nơi từng có thời cha mẹ các em phải tự dựng lều cho con em mình được ở “nội trú” để kiếm cái chữ. Chỗ ở nội trú các em bây giờ cũng là tiền tài trợ, chứ không phải là ngân sách huyện đầu tư.
Người dân trong thôn nghèo đến vậy, nhưng huyện thay vì đầu tư con gà, con bò cho dân để giảm nghèo thì lại mang cả trăm triệu xây cổng chào để “tặng” cho thôn. Xây cổng chào không phải là chuyện không nên làm, vì bây giờ, ở đâu cũng thấy cổng chào để cho đạt tiêu chí của “thôn văn hóa”, nhưng bỏ ra hàng trăm triệu để xây cái cổng “hoành tráng” trong lúc người dân rất cần vốn để đầu tư sản xuất nhằm xóa nghèo thì việc xây cổng như thế, liệu có nên chăng?
Trả lời câu hỏi đó, đại diện cho chủ đầu tư, cũng là cán bộ ngành văn hóa huyện Trà Bồng nói rằng xây cổng chào to như vậy vì người dân thôn 2 có công lớn trong việc bảo tồn và lưu giữ bản sắc văn hóa của đồng bào người Cor ở địa phương. Xây cổng chào lớn ở đây như là một sự tri ân người dân vậy.
Tuy nhiên, lý giải trên không thật thuyết phục. Cổng chào dù to đến đâu thì cũng chỉ làm vui mắt, chứ không thể làm cho đồng bào no cái bụng được. Ở thôn 2 Trà Thủy, nơi từng có thời cha mẹ các em phải tự dựng lều cho con em mình được ở “nội trú” để kiếm cái chữ. Chỗ ở nội trú các em bây giờ cũng là tiền tài trợ, chứ không phải là ngân sách huyện đầu tư.
Ông bà ta thường nói, phú quý sinh lễ nghĩa. Thôn 2 đã “phú” gì đâu mà sinh chi chuyện lễ nghĩa như vậy. Mà hình như đâu chỉ ở thôn 2 Trà Thủy, Trà Bồng mới xây cổng chào to như vậy. Chuyện xây cổng chào hàng tỷ đồng ở nông thôn hiện nay cũng đã xuất hiện nhiều nơi, trong khi rất nhiều gia đình ở bên trong cái cổng chào “hoành tráng” ấy cuộc sống vẫn còn lắm khó khăn.
TRẦN ĐĂNG