(Báo Quảng Ngãi)- Hai con người xa lạ, đến từ hai vùng núi cao của tỉnh Quảng Ngãi và Lâm Đồng bị thu hút bởi giọng hát, tiếng đàn của nhau, rồi gắn kết từ thời sinh viên đến mãi bây giờ. Đó là chuyện tình của anh Mebla - Siallợ (29 tuổi), dân tộc Lạch, ở huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) và chị Đinh Thị Thu Hoài (30 tuổi), dân tộc Hrê, ở xã Sơn Hạ (Sơn Hà) đang công tác tại Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Quảng Ngãi.
Bị thu hút bởi tiếng hát, nhịp đàn
Trong phòng tập của Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Quảng Ngãi, những thanh âm sôi động, hùng hồn, du dương phát ra từ giọng hát của hơn 40 nghệ sĩ. Trong số ấy, người thanh niên có thân hình cao, vạm vỡ với mái tóc cột thấp phía sau rất nổi bật, đó là anh Mebla - Siallợ.
![]() |
Anh Mebla - Siallợ và chị Hoài cùng tập luyện chuẩn bị cho những buổi biểu diễn. |
Giọng hát đậm chất núi rừng Tây Nguyên của anh Siallợ cuốn hút như đưa người thưởng thức đến cảnh đẹp của đất trời Tây Nguyên. Sau khi kết thúc buổi tập luyện, anh Siallợ tranh thủ lên tầng trên để xem vợ mình đánh đàn, ráp bài hát cho buổi biểu diễn sắp tới. Chị Hoài chơi thành thạo đàn t'rưng và tam thập lục. Hai anh chị say sưa tập luyện cùng nhau. Anh lắng nghe từng nốt nhạc du dương của chị. Chị Hoài cũng lắng nghe từng giọng hát cao thấp của anh... Cứ thế, thời gian anh chị gắn bó bên nhau đã 11 năm.
Nhắc đến chuyện cũ, vợ chồng chị Hoài nhìn nhau cười. Lúc đó, ở độ tuổi đôi mươi, cả hai mang theo hoài bão vào Quy Nhơn học ca, múa, nhạc.
Trong một lần, anh Siallợ đang tập bài hát cho ngày khai giảng, chị Hoài lúc đó cũng đang cầm cây đàn t'rưng tập đánh. Giọng hát cao vút, bay bổng của anh Siallợ vang lên khiến chị Hoài không khỏi thổn thức. Còn trong mắt anh Siallợ, người con gái nhỏ bé, đôi mắt to tròn say sưa tập đánh đàn rất cuốn hút. Vậy là từ đó, hai người cùng nhau tập luyện và giữ gìn tình cảm mãi đến bây giờ.
Về quê vợ lập nghiệp
"Nhìn cô gái nhỏ bé, hoạt bát tôi chỉ muốn ở bên để bảo vệ. Lúc tốt nghiệp, tôi không băn khoăn gì khi chọn về quê Hoài, dù ở quê hương tôi cũng có chỗ làm phù hợp. Nhưng với tôi, Hoài ở đâu, tôi sẽ đi theo tới đó", anh Siallợ tâm sự.
Anh, chị cùng xin vào công tác, gắn bó với Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh đã 8 năm. Sau khi công việc ổn định, năm 2013, anh chị tổ chức lễ cưới, chính thức về chung nhà. Tại đây, vợ chồng anh chị được Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh bố trí chỗ ở. Sau những giờ làm việc hành chính, anh chị cùng nhau kinh doanh cho thuê quần áo biểu diễn và trang điểm. "Vì nhà xa, thường vào dịp cuối tuần vợ chồng mới về quê tôi ở Sơn Hạ. Những ngày còn lại, hai vợ chồng tập luyện, biểu diễn cùng với các anh chị em ở đoàn", chị Hoài bộc bạch.
Nhớ lại thời gian đầu về quê vợ, anh Siallợ chia sẻ: "Người Quảng Ngãi có tính cách thật thà, chất phác và hay giúp đỡ người khác. Thời gian đầu lạ lẫm, nhưng các anh chị trong đoàn luôn tận tình chia sẻ kinh nghiệm biểu diễn và kinh nghiệm sống. Cuộc sống cùng các anh chị em nghệ sĩ rất vui vẻ, ấm cúng, giúp chúng tôi học hỏi nhiều điều. Và điều đó càng làm tôi thêm yêu mảnh đất này!".
Cũng bởi những điều đó, anh Siallợ càng có thêm động lực để tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật. Anh luyện tập không ngừng nghỉ. Có những hôm anh luyện thanh tới khuya. Lúc đó, chị Hoài hỗ trợ anh tìm bài hát phù hợp. Bởi, với anh buổi biểu diễn dù nhỏ hay lớn đều quan trọng. Mỗi lần biểu diễn là mỗi lần anh có thể đóng góp chút sức lực cùng Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh, tạo uy tín và gần khán giả hơn.
Nhờ sự cố gắng không ngừng, sau một năm về công tác ở Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Quảng Ngãi, năm 2012, anh Siallợ đã đoạt huy chương bạc tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc tại Sơn La. Năm 2015, anh tiếp tục giành huy chương bạc ở Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc tại Vũng Tàu. Năm 2016, tại Liên hoan Nghệ thuật 5 nước Đông Dương tổ chức ở Quảng Trị, Siallợ giành huy chương bạc.
Về quê vợ lập nghiệp
"Nhìn cô gái nhỏ bé, hoạt bát tôi chỉ muốn ở bên để bảo vệ. Lúc tốt nghiệp, tôi không băn khoăn gì khi chọn về quê Hoài, dù ở quê hương tôi cũng có chỗ làm phù hợp. Nhưng với tôi, Hoài ở đâu, tôi sẽ đi theo tới đó", anh Siallợ tâm sự.
Anh, chị cùng xin vào công tác, gắn bó với Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh đã 8 năm. Sau khi công việc ổn định, năm 2013, anh chị tổ chức lễ cưới, chính thức về chung nhà. Tại đây, vợ chồng anh chị được Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh bố trí chỗ ở. Sau những giờ làm việc hành chính, anh chị cùng nhau kinh doanh cho thuê quần áo biểu diễn và trang điểm. "Vì nhà xa, thường vào dịp cuối tuần vợ chồng mới về quê tôi ở Sơn Hạ. Những ngày còn lại, hai vợ chồng tập luyện, biểu diễn cùng với các anh chị em ở đoàn", chị Hoài bộc bạch.
Nhớ lại thời gian đầu về quê vợ, anh Siallợ chia sẻ: "Người Quảng Ngãi có tính cách thật thà, chất phác và hay giúp đỡ người khác. Thời gian đầu lạ lẫm, nhưng các anh chị trong đoàn luôn tận tình chia sẻ kinh nghiệm biểu diễn và kinh nghiệm sống. Cuộc sống cùng các anh chị em nghệ sĩ rất vui vẻ, ấm cúng, giúp chúng tôi học hỏi nhiều điều. Và điều đó càng làm tôi thêm yêu mảnh đất này!".
Cũng bởi những điều đó, anh Siallợ càng có thêm động lực để tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật. Anh luyện tập không ngừng nghỉ. Có những hôm anh luyện thanh tới khuya. Lúc đó, chị Hoài hỗ trợ anh tìm bài hát phù hợp. Bởi, với anh buổi biểu diễn dù nhỏ hay lớn đều quan trọng. Mỗi lần biểu diễn là mỗi lần anh có thể đóng góp chút sức lực cùng Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh, tạo uy tín và gần khán giả hơn.
Nhờ sự cố gắng không ngừng, sau một năm về công tác ở Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Quảng Ngãi, năm 2012, anh Siallợ đã đoạt huy chương bạc tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc tại Sơn La. Năm 2015, anh tiếp tục giành huy chương bạc ở Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc tại Vũng Tàu. Năm 2016, tại Liên hoan Nghệ thuật 5 nước Đông Dương tổ chức ở Quảng Trị, Siallợ giành huy chương bạc.
"Mỗi cuộc thi, tôi tự hào giới thiệu về Đoàn Ca múa nhạc dân tộc và giới thiệu về con người Quảng Ngãi. Chính nơi đây đã giúp tôi trưởng thành. Tôi đã nghe theo con tim để hạnh phúc cùng gia đình nhỏ và gia đình lớn, đó là Đoàn ca múa nhạc Quảng Ngãi", anh Mebla - Siallợ tự hào chia sẻ.
Bài, ảnh: ĐĂNG SƯƠNG