Vì sao người viêm đài bể thận cần kiêng rau khoai lang, rau muống?

09:52, 22/11/2023
.

Khi bị viêm đài bể thận, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc và hướng dẫn không nên sử dụng các thực phẩm giàu kali như rau khoai lang, rau muống... Vì sao?

Rau khoai lang chứa nhiều kali không tốt cho người mắc viêm đài bể thận.
Rau khoai lang chứa nhiều kali không tốt cho người mắc viêm đài bể thận.

Khi bị viêm đài bể thận, cầu thận bị viêm, không thể thực hiện được các chức năng (như thải bỏ các chất dư thừa, độc hại khỏi cơ thể; điều chỉnh thăng bằng nước điện giải) một cách tối ưu.

Do đó mục tiêu của chế độ ăn nhằm giảm tải cho thận, hỗ trợ điều chỉnh các rối loạn chức năng của thận, dự phòng điều trị suy dinh dưỡng và các biến chứng của bệnh. 

Người bệnh cần hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối như cá khô, cá muối, thịt muối, cà muối, dưa muối, giò, chả, thịt hộp… và hạn chế cho muối (nước mắm, gia vị chứa muối, mì chính, muối…) vào chế biến và nấu các món ăn hàng ngày.

Tùy vào giai đoạn của viêm thận và các loại thuốc đang dùng, người bệnh có thể cần phải thay đổi lượng kali trong chế độ ăn uống. Nhìn chung lượng kali thường không bị hạn chế cho đến khi lượng nước tiểu bắt đầu giảm.

Nồng độ kali lớn hơn 6,5 hoặc cao hơn có thể dẫn đến ngừng tim. Hầu hết các loại thực phẩm có chứa chất kali sau đây nên tránh bao gồm mơ, chuối, mận, kiwi, dưa hấu, nho, cam và nước cam, rau muống, khoai tây, cà chua, khoai lang, rau bina nấu chín, đậu nướng, đậu lima, đậu tây, đậu pinto, đậu Hà Lan...
Viêm thận bể thận cấp: Dấu hiệu nhận biết sớm và các phương pháp điều trịViêm thận bể thận cấp: Dấu hiệu nhận biết sớm và các phương pháp điều trị

SKĐS- Viêm thận bể thận cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính các đài thận, bể thận, niệu quản và nhu mô thận hay còn gọi là nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên. Các dấu hiệu nhiễm khuẩn xuất hiện rầm rộ, người bệnh thường đột ngột sốt cao, rét run, bệnh nhân cảm thấy đau ở vùng sườn lưng…

Theo SKĐS

 

Xuất bản lúc: 09:52, 22/11/2023

Ý kiến bạn đọc


.